HÀNH TRÌNH HƠN 10 NĂM: TỪ MẤT ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ĐẾN SELLER CHUYÊN NGHIỆP (2013-2024)

1. Khởi Đầu: Tự Kinh Doanh Sau Khi Tốt Nghiệp Đại Học (2013-2017)

  • Xuất phát điểm :
    • Mình tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với số điểm không cao và vốn tiếng Anh giao tiếp rất kém. Do không đủ tự tin để cạnh tranh sòng phẳng với các bạn bản địa cùng thế hệ, mình chọn con đường tự kinh doanh và chủ yếu tiếp cận từ khóa “Make Money Online” vì mình cảm thấy sợ phải ra ngoài giao tiếp.
  • Những bước đầu tiên:
    • Tìm hiểu các mảng kinh doanh như Affiliate, Dropshipping, hoặc xây dựng website để bán các mặt hàng POD.
    • Thử tất cả những gì có thể: Chạy Ads Facebook, Google Coupon, bán hàng order từ Mỹ về Việt Nam. Tạo nhiều nhóm, nhiều tài khoản Facebook và xây dựng hệ thống seeding để kéo traffic về link Affiliate.
    • Lựa chọn các mô hình kinh doanh như Dropshipping, Affiliate nhưng gặp nhiều thất bại do không có kế hoạch và hệ thống rõ ràng. Đây chính là giai đoạn mình mò mẫm tìm hướng đi cho sự nghiệp của mình.
  • Điểm sáng
    • Giai đoạn này mình cảm thấy chán nản vì không làm gì ra hồn. Mình dành nhiều thời gian chơi game và tham gia sâu vào các cộng đồng game. Thật bất ngờ, chơi game với người nước ngoài giúp mình nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp rõ rệt, từ đó càng tự tin hơn.
  • Bài học rút ra
    • Thử nhiều giúp mình hiểu rõ giới hạn của từng mô hình kinh doanh và nhận ra đâu là con đường phù hợp.
    • Thành công không thể đạt được bằng cách sao chép người khác, vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu và tính cách khác nhau.
    • Hiểu được thế mạnh bản thân để chọn con đường kinh doanh phù hợp.

2. Giai Đoạn Ra Khỏi Vùng An Toàn: Nộp Đơn Xin Việc Để Trải Nghiệm Thêm (2017-2018)

  • Ra khỏi vùng an toàn
    • Mình nộp đơn xin việc vào các công ty thương mại điện tử hoặc e-commerce với phương châm: công ty nào nhận thì đi làm luôn, không quan tâm mức lương vì xác định đây là giai đoạn cần trải nghiệm.
    • Chỉ sau vài ngày tìm việc, mình đã được nhận vào một công ty bán sỉ giày nữ lâu năm, thử nghiệm bán thương hiệu riêng trên Amazon.
  • Những trải nghiệm đầu tiên:
    • Môi trường làm việc tại doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ không như mình nghĩ. Mọi thứ đều có quy củ rõ ràng, những điều đó giúp mình hiểu cách vận hành phối hợp các yếu tố như tài chính, kế toán, nhân sự và R&D để duy trì doanh nghiệp hiệu quả.
    • Vì công ty có lượng hàng tồn lớn với rất nhiều mẫu mã khác nhau, mình được toàn quyền thử nghiệm mày mò mọi thứ, từ listing hàng, chụp ảnh sản phẩm, đến xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho riêng.
  • Thành quả:
    • Sau hơn 1 năm, mình xác định được một thị trường ngách tiềm năng và tập trung phát triển các sản phẩm vệ tinh. Sản phẩm của công ty từng giữ batch Best Seller trong danh mục giày nữ (Pumps) vài tháng.
  • Điểm tối
    • Tuy doanh số cao, nhưng lợi nhuận thấp do tỷ lệ hoàn trả hàng lớn. Điều này buộc mình phải tìm cách kiểm soát chi phí để đảm bảo lợi nhuận.
  • Bài học nhận ra:
    • Nhờ thoát khỏi vùng an toàn, mình tạo được cơ hội cho bản thân. Nếu không, chắc chắn sẽ không có mình của ngày hôm nay.
    • “Thoát khỏi vùng an toàn chính là bước đầu để tạo nên phiên bản tốt hơn của chính mình.”

3. Kiểm Soát Chi Phí Để Sinh Lợi Nhuận (2019-2021)

  • Giảm nhân sự và tăng giá sản phẩm
    • Cắt giảm nhân sự từ 5 còn 2 người, tối ưu vận hành.
    • Thử nghiệm tăng dần giá sản phẩm từ $19.99 lên $39.99 mà không làm giảm doanh số đáng kể.
  • Kiểm soát tỷ lệ hoàn trả
    • Phân tích nguyên nhân khách hàng trả hàng, từ đó điều chỉnh size chart, hình ảnh, thông tin sản phẩm để giảm tỷ lệ mua nhầm.
  • Kết quả
    • Tỷ lệ hoàn trả giảm từ 30% xuống 15%.
    • Lợi nhuận chuyển từ âm sang dương, vượt mức KPI.
    • “Kiểm soát chi phí qua đó tối ưu lợi nhuận chính là yếu tố sống còn trên sàn Amazon.”

4. Mở Công Ty Riêng và Tự Kinh Doanh Song Song (2018-2020)

  • Quyết định
    • Vừa làm tại công ty giày, vừa mở tài khoản riêng để tự bán hàng. Làm việc overtime mỗi ngày và cuối tuần để tích lũy kinh nghiệm.
  • Thử nghiệm
    • Giai đoạn đầu thử các sản phẩm thuần Việt như thiệp 3D, áo dài nhưng thất bại.
    • Chuyển sang thiết kế sản phẩm Premium, đạt thành công lớn, tạo nền tảng lợi nhuận ổn định.
    • Tận dụng trend như cờ vua vào năm 2020 nhờ bộ phim Gambit Hậu và khá thành công vào thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021.
  • Bài học:
    • “Bán thứ thị trường cần chứ không phải bán cái gì mình có.”

5. Định Hướng và Phát Triển Công Ty (2021)

  • Xác định hướng đi
    • Tập trung vào việc tạo dòng tiền dương bằng cách chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo lợi nhuận.
    • Ưu tiên sản phẩm nhỏ, nhẹ, phát triển càng nhiều SKU càng tốt thay vì chỉ tập trung vào một SKU lớn. Ví dụ: thay vì 1 SKU bán 100 đơn/ngày, có thể chọn 100 SKU, mỗi SKU bán 1 đơn/ngày.
  • Hành động
    • Trong vòng chưa đến 1 năm, phát triển hàng trăm SKU và vận hành hàng chục store. Trong đó, 2-3% SKU đạt top Best Sellers.
    • Đơn giản hóa quy trình, loại bỏ những bước không cần thiết, tối ưu hóa các công việc lặp lại
  • Bài học
    • Một khi xác định được mục tiêu, hãy tập trung toàn lực và không bị phân tâm bởi những thứ ngoài kế hoạch.
    • “Tập Trung Chính là chìa khóa của sự thành công”

6. Tiếp Cận Quảng Cáo và Xác Định Cốt Lõi Phát Triển (2022-2023)

  • Học quảng cáo
    • Nhận thấy đơn hàng tự nhiên giảm, mình bắt đầu học cách sử dụng Ads Console của Amazon.
    • Tham gia khóa học PPC để nắm vững các chỉ số và phương pháp cơ bản.
    • Thử nghiệm hệ thống “mỗi campaign một keyword” để dễ quản lý và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo.
  • Thành quả
    • Hệ thống quảng cáo đạt ACOS trung bình <25%, TACOS 10-13%. Doanh thu tăng gần gấp đôi.
    • Sử dụng Bulk File và xây dựng bộ quy tắc (rules) với hàng nghìn điều kiện để tự động hóa quản lý quảng cáo.
  • Hệ thống tinh gọn:
    • Quản lý hơn 20 tài khoản của mình và đối tác chỉ với 5 nhân sự.
    • Xây dựng quy trình tự động hóa quảng cáo, biến nó thành cốt lõi để phát triển doanh nghiệp.
    • “Thành công không được đo bằng quy mô, mà bằng khả năng vận hành tinh gọn và hiệu quả.”
    • Tips cho anh em sellers: “Quảng cáo trên Amazon chính là bài toàn cạnh tranh về Vị Trí Hiển Thị chứ không phải chỉ là đấu keywords, có những sản phẩm không hề có 1 keywords nào > top 10 nhưng có thể bán vài ngàn đơn một tháng => Bid TOS không phải là yếu tố tiên quyết để ra đơn”
    • => “Vị Trí Hiển Thị” chính là chìa khóa của vấn đề

7. Hợp Tác Để Bứt Phá (2024)

  • Phát triển hệ sinh thái
    • Tăng cường hợp tác với các đối tác chuyên về logistics, sản xuất, và nghiên cứu sản phẩm.
    • Định hình sản phẩm phù hợp với thị trường Mỹ, tận dụng lợi thế am hiểu thói quen mua sắm tại đây.
  • Ra mắt agency:
    • Chính thức ra mắt công ty quản lý tài khoản Amazon.
    • Dù gặp khó khăn trong việc hợp tác với các đối tác mới, mình học được cách chọn lọc đối tác phù hợp và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
  • Chia sẻ và giao lưu:
    • Tích cực chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với cộng đồng Seller. Qua việc này, mình cũng học hỏi thêm từ trải nghiệm của các đồng nghiệp.
    • “The more you share, the more you have – knowledge, love, and kindness multiply when divided.”

Thành Quả Năm 2024

  1. Tiếp xúc với nhiều đối tác mới và định hình kế hoạch hợp tác cho năm 2025.
  2. Chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng Seller, học hỏi thêm để cải thiện vận hành doanh nghiệp.
  3. Hệ thống quảng cáo và quản lý vận hành ngày càng tối ưu, tinh gọn.
  4. Một trong những stores được giải “Nhà Bán Hàng Sáng Tạo của năm” do AGS VN bình chọn.

Tổng Hợp Các Bài Học Lớn Trong Hành Trình (2013-2024)

  1. Hiểu Rõ Bản Thân Để Chọn Đúng Con Đường
    • Thành công không đến từ việc sao chép người khác. Mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu và tính cách khác nhau.
    • Thử nghiệm nhiều giúp hiểu rõ giới hạn của các mô hình kinh doanh và tìm ra con đường phù hợp.
    • “Hiểu được thế mạnh bản thân để chọn con đường kinh doanh phù hợp.”
  2. Thoát Khỏi Vùng An Toàn
    • Ra khỏi vùng an toàn giúp mình có cơ hội học hỏi và phát triển những kỹ năngmới.
    • Sự tự tin, kinh nghiệm và cơ hội chỉ đến khi bạn dám bước ra khỏi vùng quen thuộc.
    • “Thoát khỏi vùng an toàn chính là bước đầu để tạo nên phiên bản tốt hơn của chính mình.”
  3. Kiểm Soát Chi Phí Là Yếu Tố Sống Còn
    • Doanh thu cao không đồng nghĩa với lợi nhuận cao. Kiểm soát chi phí là chìa khóa để đảm bảo lợi nhuận.
    • Phân tích kỹ các chi phí ẩn như tỷ lệ hoàn trả, chi phí vận hành, và tối ưu hóa các quy trình để giảm lãng phí.
    • “Kiểm soát chi phí qua đó tối ưu lợi nhuận chính là yếu tố sống còn trên sàn Amazon.”
  4. Bán Thứ Thị Trường Cần
    • Đừng cố bán thứ mình có hoặc nghĩ rằng thị trường sẽ cần. Hãy tập trung vào nhu cầu thực tế của khách hàng.
    • Thành công đến từ việc giải quyết vấn đề cho khách hàng, không phải từ ý tưởng cá nhân.
    • “Bán thứ thị trường cần chứ không phải bán cái gì mình có.”
  5. Tập Trung Vào Mục Tiêu
    • Khi đã xác định được mục tiêu, hãy tập trung toàn lực và không bị phân tâm bởi những thứ ngoài kế hoạch.
    • Tối ưu hóa quy trình làm việc để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao nhất.
    • “Thành công không đến từ việc làm nhiều, mà từ việc làm đúng điều cần thiết.”
  6. Chia Sẻ Để Nhận Lại
    • Việc chia sẻ kiến thức không chỉ giúp cộng đồng phát triển mà còn giúp bản thân ngộ ra những điều mới.
    • Càng cởi mở, càng học hỏi được từ người khác, từ đó hoàn thiện hơn bản thân và doanh nghiệp.
    • “The more you share, the more you have – knowledge, love, and kindness multiply when divided.”
  7. Xây Dựng Hệ Thống Tinh Gọn
    • Thành công không được đo bằng quy mô lớn nhỏ, mà bằng khả năng vận hành hiệu quả và bền vững.
    • Một hệ thống tinh gọn giúp tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian và dễ dàng mở rộng khi cần.
    • “Thành công không được đo bằng quy mô, mà bằng khả năng vận hành tinh gọn và hiệu quả.”
  8. Hợp Tác Là Chìa Khóa Bứt Phá
    • Hợp tác với những đối tác nắm giữ cốt lõi mình không có (R&D, logistics, sản xuất) giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển.
    • Việc hợp tác không chỉ bổ sung năng lực mà còn giúp xây dựng mối quan hệ bền vững cho tương lai.
    • “When we collaborate, we don’t just add skills—we multiply possibilities.”
  9. Tinh Thần Người Việt: Linh Hoạt và Tối Ưu
    • Người Việt có khả năng linh hoạt và tối ưu hóa rất tốt, đặc biệt khi làm việc với ngân sách hạn hẹp.
    • Đây là lợi thế lớn để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
    • “Vietnamese sellers are the world’s top masters of optimization.”

Tóm lại:

  • Thành công đến từ việc hiểu rõ bản thân, tập trung vào mục tiêu và luôn thích nghi.
  • Chia sẻ, hợp tác và vận hành tinh gọn là các yếu tố giúp duy trì sự phát triển bền vững.

P.S: Nếu post này đạt trên 1k likes, mình sẽ host định kỳ Offline Coffee Talks mỗi tuần trong toàn bộ năm 2025 (Trừ các dịp lễ).

Henson Chu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *